a. Đào tạo an toàn bức xạ
– Quy định về Đào tạo an toàn bức xạ
Theo quy định điều 3, điều 4 thông tư 34/2014/TT – BKHCN:
Nhân viên bức xạ, nhân viên phụ trách phải được đào tạo an toàn bước xạ và chỉ được vận hành công việc bức xạ sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ. Giấy chứng nhận này có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp. Điểm h khoản 2 điều 27 nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng đối với cơ sở bức xạ không đào tạo kiến thức cho nhân viên theo quy định. Cũng theo quy định này, tại khoản 1 Điều 15, phạt tiền từ 3 triệu đến 6 triệu đồng với hành vi bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm công việc có liên quan.
Ngoài yêu cầu về pháp lý nói trên, khóa học an toàn bức xạ sẽ cung cấp cho nhân viên những kiến thức, kỹ năng và phương pháp để bảo vệ cho chính bản thân mình và những người xung quanh khỏi tác hại của các tia bức xạ do nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ gây ra.
– Nội dung đào tạo an toàn bức xạ
Nhằm đảo bảo cho doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở làm đúng theo quy định của pháp luật về sử dụng thiết bị bức xạ. Trung tâm kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường và dịch vụ bức xạ sài gòn cung cấp dịch vụ:
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong X-quang chuẩn đoán y tế.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong xạ trị.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong y học hạt nhân.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong chiếu xạ công nghiệp.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong sử dụng thiết bị điều khiển hạt nhân trong công nghiệp (NCS), thiết bị soi chiếu và phân tích sử dụng nguồn bức xạ.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong sử dụng nguồn phóng xạ kín khác.
- Đào tạo người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ.
- Đào tạo người phụ trách an toàn.
b. Tư vấn hồ sơ cấp phép thiết bị bức xạ, thiết bị X-Quang
Theo luật năng lượng nguyên tử và nghị định số 142/2020/NĐ-CP công việc liên quan đến chất phóng xạ, thiết bị bức xạ phải xin giấy phép tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc Sở khoa học và công nghệ địa phương
Trung tâm kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường và dịch vụ bức xạ sài gòn cung cấp dịch vụ tư vấn:
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ – sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế
- Hồ sơ đề nghị cấp phép tiến hành công việc bức xạ – sử dụng thiết bị bức xạ (trừ thiết bị X-quang chấn đoán trong y tế)
- Hồ sơ đề nghị cấp phép tiến hành công việc bức xạ – vận hành thiết bị chiếu xạ
- Hồ sơ đề nghị cấp phép tiến hành công việc bức xạ – xây dựng cơ sở bức xạ
- Hồ sơ đề nghị cấp phép tiến hành công việc bức xạ – chấm dứt cơ sở bức xạ
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ – xuất khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ – sử dụng nguồn phóng xạ
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ – sản xuất chế biến chất phóng xạ
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ – lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ – xử lý, lưu giữ chất phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
- Hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
- Hồ sơ, thủ tục phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở
- Hồ sơ gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ
- Hồ sơ sửa đổi giấy phép tiến hành công việc bức xạ
- Hồ sơ bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ
c. Cung cấp và đọc liều kế cá nhân
Liều kế cá nhân là thiết bị ghi đo bức xạ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT, cơ sở bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho các nhân viên bức xạ và ít nhất 03 tháng/đọc một lần tại đơn vị có thẩm quyền.
Liều kế cá nhân có tầm quan trọng cao trong các lĩnh vực liên quan đến bức xạ chủ yếu được sử dụng để xác định liều bức xạ nhận được bởi người đeo liều kế. Hiện nay, có hai loại liều kế cá nhân phổ biến:
+ Liều kế cá nhân nhiệt phát quang – Thermoluminescent dosimeter (TLD): Liều kế nhiệt phát quang (TLD), là một loại liều kế đo bức xạ. Khi các nhân viên bức xạ đeo liều kế làm việc, các tia bức xạ ion hóa chiếu tới chip ghi nhận của liều kế sẽ kích thích các electron nhảy từ vùng hóa trị qua vùng cấm lên nằm lại ở vùng dẫn của chip.
+ Liều kế cá nhân Quang phát Quang – Optically stimulated luminescence (OSL): Trong vật lý, phát quang từ kích thích quang học (OSL) là một phương pháp để đo liều từ bức xạ ion hóa . Nó được sử dụng trong ít nhất hai ứng dụng:
Kiểm tra niên đại của vật liệu cổ: chủ yếu là trầm tích địa chất và đôi khi nung gốm, gạch, v.v., mặc dù sau này, liều kế nhiệt phát quang được sử dụng thường xuyên hơn.
Đo liều bức xạ tích lũy trong cơ thể sống, dùng trong nghiên cứu và dùng cho nhân viên bức xạ, cũng như trong vật liệu xây dựng
Quy định nhân viên bức xạ phải được trang bị liều kế cá nhân.
Bức xạ ion hóa không màu, không mùi nên con người không thể cảm nhận được bức xạ chiếu vào cơ thể. Nhân viên bức xạ làm việc trong môi trường bức xạ sẽ chịu một lượng bức xạ chiếu vào cơ thể mà không thể cảm nhận được, chính vì vậy liều kế cá nhân được trang bị để ghi đo tích lũy lượng bức xạ đi vào cơ thể. Liều kế cá nhân được khuyến cáo nên đeo ở ngực trái, nếu có mặc quần áo bảo hộ chống tia phóng xạ thì phải để liều kế sau quần áo.